Quá trình phát triển của lứa tuổi thanh thiếu niên
Chúng ta cần hiểu nhiều hơn về các giai đoạn phát triển của lứa tuổi thanh thiếu niên (từ 13 đến 19 tuổi) để chúng ta không coi cách cư xử của trẻ ở lứa tuổi này là nhằm chống lại chúng ta. Bằng cách quen với các giai đoạn phát triển này, chúng ta tăng khả năng khuyến khích con trẻ và thiết lập nhận thức về cá tính của trẻ.
Lứa tuổi thanh thiếu niên đang chuẩn bị phân tách hoặc tách khỏi gia đình. Trẻ đang trong tiến trình phát triển các giá trị của trẻ.
Tuổi thanh thiếu niên cần phải khởi đầu với sự phân tách này và trẻ nổi loạn là để đạt được điều này. Trẻ ở lứa tuổi này thách thức các nguyên tắc và các giá trị theo cách thiết lập riêng những nguyên tắc và giá trị của trẻ. Thời thanh niên không thể rời xa mọi người, nhưng trẻ sẽ xung đột và chạm trán với mọi người.
Trẻ ở lứa tuổi này có thể khiếm nhã hoặc cười nhạo cha mẹ và những nhân vật có uy quyền khác, và không muốn ở với họ. Trong tâm trí của lứa tuổi thanh thiếu niên, trẻ thách thức nhằm để đòi quyền tự quản và ý nói rằng trẻ không cần bố mẹ, và thường coi thách thức giống như một phương pháp thử nghiệm sự quan tâm của cha mẹ.
Do có sự thay đổi về cơ thể, nên trẻ sẽ bối rối vì liệu trẻ có sẵn sàng muốn lớn lên hay không.
Các thay đổi về hoóc môn cũng khiến tính khí của trẻ thay đổi như mau nước mắt, nhạy cảm hơn, nổi giận bất thình lình, tăng nhu cầu cho các hoạt động thể chất và cười không đúng chỗ.
Lứa tuổi thanh thiếu niên bắt đầu thành lập các mối quan hệ của trẻ với các bạn cùng độ tuổi để tìm ra những người bạn phù hợp với chúng.
Lứa tuổi thanh thiếu niên bắt đầu hiểu giới tính khác với khi trẻ còn nhỏ (nơi mà tình bạn, các mối quan hệ lãng mạn và/hoặc các cảm xúc tiêu cực sâu sắc có thể là bề nổi).
Nhu cầu riêng tư của lứa tuổi này cao. Sự riêng tư sẽ giúp trẻ có nhận thức mới về quyền hành và khả năng tự quản. Trẻ cần riêng tư để thử nghiệm những điều của riêng chúng mà không có sự tham gia của cha mẹ.
Lứa tuổi thanh thiếu niên có thể cảm thấy mình nắm hết mọi quyền lực và mọi kiến thức cùng một lúc, điều đó khiến chúng sợ sự thiếu hụt và thất bại.
Lứa tuổi này cần người lớn quan tâm, nhưng quan tâm theo cách khác với khi trẻ còn nhỏ.
(Theo International Network for Children and Families)